Ngày 12/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành 3 quyết định giảm lãi suất điều hành nhằm thực hiện chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Liên hệ để hợp tác cùng Golden River – công ty quản lý đầu tư giá trị hiếm hoi của người Việt: http://goldenriverinvestment.com/lien-he/
Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm.
Theo đó, lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,25%/năm (ảnh hưởng đến rất nhiều tổ chức/cá nhân có tiền gửi ngắn hạn – trong đó có chúng tôi); lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) giảm từ 5,25%/năm xuống 4,75%/năm.
Quyết định số 920/QĐ-NHNN ngày 12/5/2020 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của QTDND và TCTCVM đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm.
Hiệu lực thực thi của việc giảm lãi suất lần này là từ ngày 13/5/2020.
“Như nhiều lần nhấn mạnh trong các mục thảo luận, chúng tôi học theo ngài Buffett, Munger và nhiều NĐT giá trị huyền thoại khác, gần như không dự báo về vĩ mô và chỉ hành động tương ứng với trạng thái vĩ mô: tức khi trời đông lạnh, chúng tôi “chùm chăn” phòng thủ; còn khi trời nóng, chúng tôi “mở cửa” và hoạt động quyết liệt… Chúng tôi không cố dự đoán nhiệt độ sẽ tăng lên thêm bao nhiêu độ C và kéo dài thêm bao nhiêu ngày tới vô ích!
– Ngắn hạn (2019-2020)
Chúng tôi từ 2 năm nay đã cảnh báo liên tục về rủi ro của các cổ phiếu bluechips định giá cao, rủi ro chu kỳ, hoặc nhóm vay nợ nhiều – đặc biệt vay nợ bằng ngoại tệ USD/EUR là nhóm cực kỳ rủi ro, bị “tháo chạy” ở mọi mức giá nếu chiến tranh tiền tệ lan đến Việt Nam và gây ra tình trạng “capital flight” đáng sợ.
Do đó NĐT cá nhân nhất thiết phải tránh xa nhóm cổ phiếu nầy, giữ tỷ trọng tương đối (15%-20%) trong danh mục ở các tài sản thanh khoản cao như tiền gửi kỳ hạn ngắn, trái phiếu kỳ hạn ngắn và đặc biệt là vàng (gold) trước động thái in tiền thu mua tích trữ nhằm phá giá khá lộ liễu của Trung Quốc và một số nước khác như Nga.
– Trung và dài hạn (2021 trở đi)
Để tránh bài học tiếc nuối của tác giả Benjamin Roth những năm 1934-1935 không đủ tiền để thu mua đất đai và cổ phiếu bền vững giá rẻ, chúng ta cần phải tích cực gia tăng thu nhập, tăng tỷ lệ tiết kiệm/tổng thu nhập và thực sự kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn!
Trong dài hạn, phá giá sẽ làm lợi cho tầng lớp nắm giữ tài sản (asset owners) nhờ định giá được cải thiện. Do đó nếu ta đang nắm giữ tài sản tốt thì không việc gì phải lo lắng nếu nó sụt giảm trong ngắn hạn, thậm chí đó là cơ hội lớn để ta tích lũy thêm. Ở chiều ngược lại, khi ta đang có khoản tiền nhàn rỗi lớn, ta cũng không nên vội vã mua tất cả BĐS/CK khi thấy chúng tăng lên trong ngắn hạn, mà nên phân tích kĩ, chọn đất đai/doanh nghiệp tốt, kiên nhẫn chờ đợi vùng biên an toàn rồi mua từ tốn.
Khi ta chấp nhận được sự thật mà ngài Thomas Jefferson đã đúc kết: “Tiền giấy đã, đang và sẽ luôn bị thao túng, ở bất kỳ quốc gia nào mà nó được lưu hành”, ta sẽ ung dung vô cùng, ta bắt đầu hiểu được quy luật vận động của chu kỳ kinh tế và tiền tệ, từ đó tận dụng một cách thông minh, đi gần hơn đến con đường tự do tài chính vĩnh cửu.”
(trích dẫn từ S.A.F.E team – The Golden Newsletter Vietnam)